Hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp là gì?

Thuật ngữ hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp ý chỉ những hoạt động công nghiệp. Hệ thống được sinh ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát các quy trình và tài sản vậy lý. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp, đừng bỏ lỡ nhé.

Mục Lục

Tổng quan hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp

Hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS – Industrial Control System) là tổ hợp các phương tiện kỹ thuật và chương trình phần mềm thực hiện việc điều khiển các quy trình công nghệ, sản xuất tại cơ sở công nghiệp. Nó bao gồm tất cả các thiết bị, hệ thống, mạng và điều khiển có liên quan. ICS được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất công nghiệp, năng lượng, dầu khí, kho bãi, xử lý nước, giao thông vận tải, …

Mỗi hệ thống điều khiển có một chức năng khác nhau tùy thuộc vào ngành mà nó được sử dụng. Nhìn chung, ICS được xây dựng để quản lý các tác vụ điện tử một cách thông minh và hiệu quả. Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là hệ thống kiểm soát và thu nhập dữ liệu (SCADA) và hệ thống điều khiển phân tác (DCS). 

Tổng quan hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp
Tổng quan hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp

Điều gì tạo nên hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp?

Các hệ thống ICS có thể bao gồm nhiều thành phần rất phức tạp như Hệ thống điều khiển phân tán (DCS – Distributed Control System), hoặc ít phức tạp hơn như Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition), hoặc thậm chí rất đơn giản, chỉ bao gồm một Bộ điều khiển logic lập trình được (PLC – Programmable Logic Controller) và một Bảng điều khiển giao diện người – máy (HMI – Human Machine Interface). Hệ thống cũng có nhiều biến thể như sự kết hợp từ nhiều hệ thống điều khiển nhỏ khác nhau mà không nhất định bao gồm những thành phần cố định bắt buộc nào đó. Tuy nhiên, hệ thống ICS điển hình sẽ được phân thành 4 lớp (Level) với những thành phần cơ bản sau:

  • Level 0: Hệ thống thiết bị trường (field device), gồm thiết bị vận hành, thiết bị giám sát, đo lường, thiết bị thông minh. Các thiết bị trường trực tiếp sản xuất, đo lường, giám sát hoạt động theo quy trình vận hành sẵn.
  • Level 1: Hệ thống thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển (control field), gồm truyền thông công nghiệp, truyền động điện, Thiết bị đầu cuối điều khiển được từ xa (RTU – Remote Terminal Unit), PLC, Thiết bị điện tử thông minh (IED – Intelligent Electronic Device), HMI. Các thiết bị điều khiển được nhân viên vận hành (operator) sử dụng để điều khiển, giám sát, thu thập tín hiệu toàn bộ dây chuyền sản xuất theo các chương trình được nạp trước vào các PLC từ trạm kỹ thuật (ES – Engineer Station).
  • Level 2: Hệ thống thiết bị và phần mềm vận hành, giám sát, quản lý trong phạm vi nhà máy. Hệ thống có chức năng giám sát quản lý chất lượng, sản lượng, năng lượng, kỹ thuật. Dữ liệu nhà máy (gồm dữ liệu thu thập từ thiết bị trường, hệ thống dây chuyền sản xuất, hệ thống quản lý năng lượng, …) được lưu trữ trong Historian Server. Các bảng biểu, báo cáo được trích xuất tùy thuộc vào yêu cầu quản lý giám sát của từng nhà máy.
  • Level 3: Hệ thống và phần mềm giám sát, quản lý ở mức độ doanh nghiệp, ví dụ hệ thống ERP. ệ thống dữ liệu sản xuất của Level 3 được lấy từ Level 2 hoặc trực tiếp từ Level 1, trong một số trường hợp đặc biệt lấy từ Level 0 (chủ yếu phục vụ mục đích đối chiếu, ví dụ trong các hệ thống quan trắc môi trường). Level 3 sử dụng các phần mềm quản lý giám sát mức độ doanh nghiệp như EAM, MES, ERP… Dữ liệu nhà máy được đưa lên Internet, Cloud thông qua hệ thống tường lửa và an ninh mạng.     
Điều gì tạo nên hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp?
Điều gì tạo nên hệ thống điều khiển trong doanh nghiệp?

Trên đây là một số thông tin về hệ thống điều kiển trong doanh nghiệp do chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý khách, chúc quý khách một ngày tốt lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.